Thống kinh là gì?

  Thống kinh là tình trạng đau quặn bụng trong những ngày hành kinh ở nữ giới. Những người không bị thống kinh sẽ không có hoặc có rất ít cảm giác đau nặng vùng bụng dưới khi ngày “đèn đỏ” kéo tới. Nhưng đối với người bị thống kinh thì cảm giác đau tăng lên gấp nhiều lần, có thể đau trước khi hành kinh mấy ngày cho đến lúc ngày “đèn đỏ” qua đi.

  Vào những ngày cận hành kinh, nếu bị thống kinh sẽ cảm thấy đau âm ĩ bụng dưới, đau mỏi lưng và nhất là ngang thắt lưng. Thống kinh khiến cho các bạn gái mệt mỏi hơn trong những ngày này, kèm theo là cảm giác đau đầu, đau mỏi cơ, căng tức ngực.

  Thống kinh xuất hiện từ khi bạn nữ có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, nhưng tùy theo cơ địa của từng người mà tình trạng thống kinh sẽ biến mất hay kéo dài và có thể chuyển thành bệnh lý. Do đó, thống kinh được chia ra làm 2 thể là thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát.

  ❉ Thống kinh nguyên phát

  Thống kinh nguyên phát đi kèm với lần kinh nguyệt đầu tiên, bạn gái sẽ có cảm giác mệt mỏi khi đến gần chu kỳ, cảm giác đau quặn bụng sẽ xuất hiện cùng với kinh nguyệt hoặc sau vài giờ từ khi ra máu kinh.

  Thống kinh nguyên phát khiến cho bạn gái vô cùng mệt mỏi, có người chịu dựng được nhưng có người cũng không chịu được dẫn đến tình trạng ngất xỉu, thống kinh nguyên phát còn kèm theo hiện tượng buồn nôn, tiểu chảy, v.v… những hiện tượng này có thể có hoặc không ở một số người là do cơ địa khác nhau của mỗi người.

  Tuy nhiên, thống kinh cũng sẽ kết thúc cùng với sự biến mất của máu kinh, thông thường thì khoảng 2 – 3 ngày. Thống kinh nguyên phát chỉ gây cảm giác đau khi hành kinh chứ không ảnh hưởng đến số ngày và lượng máu xuất ra. Tức là thống kinh nguyên phát không liên quan đến trễ kinh hay rong kinh.

Thống kinh là tình trạng đau quặn bụng lúc hành kinh

Thống kinh là tình trạng đau quặn bụng lúc hành kinh

  Do thống kinh nguyên phát xuất hiện đồng thời với chu kỳ kinh nguyệt, nên nếu những bạn nữ có chu kỳ kinh nguyệt thất thường, tháng có tháng không thì thống kinh cũng vậy. Nhưng nếu kinh nguyệt thất thường thì thống kinh có thể sẽ nặng hơn.

  Nếu là thống kinh nguyên phát thì sẽ kéo dài đến khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn nữ ổn định trở lại, tức khoảng sau 1 – 2 năm.

  ❉ Thống kinh thứ phát

  Thống kinh thứ phát là cũng là hiện tượng đau bụng trong những ngày hành kinh, nhưng phát sinh trở lại sau khi hiện tượng thống kinh nguyên phát biến mất. Đa phần thống kinh thứ phát là do bệnh lý phụ khoa gây nên, thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi từ 30 – 40 tuổi.

  Thống kinh thứ phát có mức độ nghiêm trọng hơn thống kinh nguyên phát, vì cảm giác đau bụng sẽ tăng cường hơn, có thể có trước khi xuất huyết cả tuần và kéo dài đến khi kinh nguyệt biến mất.

  Thống kinh thứ phát có ảnh hưởng khá lớn đến sinh hoạt của nữ giới, làm giảm hiệu suất công việc và hiệu quả học tập, đồng thời cũng làm giảm chất lượng cuộc sống, gây nên ám ảnh cho bạn nữ mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt mới.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thống kinh

  Lý giải về nguyên nhân gây ra thống kinh, trước hết là thống kinh nguyên phát

  Vào mỗi tháng khi đến chu kỳ kinh nguyệt, những tế bào ở lớp nội mạc tử cung tiết ra một chất gọi là Prostaglandin kèm theo những chất có vai trò kháng viêm. Ở những người bị thống kinh sẽ có hàm lượng Prostaglandin cao hơn so với người bình thường.

  Đây là một chất làm cho tử cung co thắt nhằm làm bong tróc lớp niêm mạc tử cung tạo thành hiện tượng máu kinh. Những người bị thống kinh có hàm lượng chất này cao nên tử cung co bóp mạnh hơn và gây ra cảm giác đau đớn nhiều hơn người khác.

Thống kinh được chia thành thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát

Thống kinh được chia thành thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát

  Về nguyên nhân gây nên thống kinh thứ phát, vì đây là hiện tượng do bệnh lý gây ra nên nguyên nhân có thể là do các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, dính nội mạc tử cung, tử cung bị dị dạng, buồng trứng bị u nang hoặc do tác dụng phụ của việc tránh thai bằng thuốc, hay đặt vòng.

  Triệu chứng khi bị thống kinh không gì khác ngoài đau nặng âm ĩ ở vùng bụng dưới, có thể đau đến đỉnh điểm vào một khoảng thời gian nhất định sau đó giảm dần đến khi kinh nguyệt kết thúc.

  Đồng thời, tùy vào cơ địa của từng người mà có thêm các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, ngất xỉu, uể oải, ….

  Thống kinh khiến cho các bạn nữ không thể làm được gì trong những ngày “đèn đỏ” làm ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng cuộc sống và gây cản trở công việc hằng ngày nếu như chu kỳ rơi vào những ngày trong tuần.

  Các bạn nữ thường có thói quen chịu đựng mỗi khi có hiện tượng thống kinh, điều này gây ám ảnh trong tâm lý, làm tăng cảm giác lo âu sợ sệt mỗi khi đến “tháng”. Đó cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.

  Bên cạnh đó, có không ít bạn nữ tìm đến thuốc giảm đau để giảm bớt triệu chứng của thống kinh, nhưng việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên cũng sẽ gây nên tác dụng phụ khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.

  Nếu như tình trạng thống kinh kéo dài, bạn nữ nên thăm khám phụ khoa càng sớm càng tốt, không nên chịu đựng cũng như dùng thuốc giảm đau thường xuyên vì có thể thống kinh là do bệnh lý, nếu như để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến vô sinh.

Cách chữa trị bệnh thống kinh hiệu quả

  Cách chữa trị bệnh thống kinh hiệu quả nhất là nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính khiến cho bạn bị thống kinh.

  Bằng việc siêu âm và làm các xét nghiệm cần thiết, một khi xác định được nguyên nhân sẽ tập trung vào chữa trị, điều đó sẽ đem đến hiệu quả chữa trị cao nhất.

  Để bổ trợ cho quá trình chữa trị thống kinh, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc từ cây thảo dược như hạt đậu nành, cây ích mẫu, cây ngải cứu, v.v….

Nguyên nhân của thống kinh có thể là do bệnh lý phụ khoa

Nguyên nhân của thống kinh có thể là do bệnh lý phụ khoa

  Bên cạnh đó, bạn cần tạo dựng lối sống lành mạnh để tránh xa thống kinh bằng cách:

   Thường xuyên tắm bằng nước ấm, đặc biệt là trong những ngày hành kinh, kết hợp với xoa bóp, chườm nóng vùng bụng dưới trong những ngày này.

   Thường xuyên thay băng vệ sinh trong ngày “đèn đỏ” (trùng bình 6 – 8 tiếng/lần), tránh dùng các loại băng có mùi hương nồng hoặc có tính hút ẩm mạnh để ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

   Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường ăn rau quả, nhất là thực phẩm giàu vitamin E sẽ giúp cho quá trình điều hòa kinh nguyệt.

   Tránh xa các chất kích thích như bia rượu, đặc biệt là thuốc lá, các thức uống có chứa cồn, có gaz, hoặc có cafein.

   Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, không làm việc quá sức.

   Giữ tâm trạng ổn định, tránh căng thẳng lo âu hoặc stress kéo dài.

   Thăm khám phụ khoa định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần.

   Ngay khi có triệu chứng của thống kinh hoặc những bệnh phụ khoa khác nên sớm tìm đến bác sĩ để chữa trị, góp phần hạ thấp nguy cơ xảy ra biến chứng dẫn đến vô sinh.

  Phòng khám Đa Khoa TPHCM là địa chỉ khám chữa bệnh phụ khoa đáng tin cậy mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn. Hiệu quả chữa trị bệnh cao bởi đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và có kinh nghiệm, cùng với hệ thống máy móc đạt tiêu chuẩn chất lượng nhưng chi phí khám chữa hợp lý theo qui định.

  Nếu còn bất kì thắc mắc nào về thống kinh là gì, nguyên nhân triệu chứng và cách chữa trị bạn vui lòng trò chuyện cùng chuyên gia của phòng khám bằng cách:

   Gọi điện đến số HOTLINE MIỄN PHÍ của phòng khám.

   Nhấp vào KHUNG CHAT tư vấn bên dưới.

  Chúc bạn sức khỏe!

  >>> Xem thêm:

  Có kinh nguyệt có nên uống nước dừa không

  Uống thuốc tây nhiều có bị trễ kinh không

  Bị trễ kinh nguyệt nên ăn gì và uống gì ?