Nếu có thai thì có kinh nguyệt không?

  Nếu có thai thì có kinh nguyệt không là câu hỏi của nhiều bạn trẻ còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức trong việc sinh nở, hoặc những bạn trẻ lỡ “vượt rào” và đang lo lắng đến khả năng mang thai ngoài ý muốn.

  Như vậy, để biết được nếu có thai thì có kinh nguyệt không bạn cần hiểu được kinh nguyệt là gì và cơ chế của việc thai làm tổ ở niêm mạc tử cung.

  Chu kỳ kinh nguyệt thực ra là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể người phụ nữ, cũng là dấu hiệu cho thấy có khả năng sinh sản. Kinh nguyệt có vào một thời gian nhất định của mỗi tháng và lặp lại trong vòng từ 28 – 35 ngày nên được gọi là chu kỳ.

  Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu từ khi bạn nữ được 15 – 16 tuổi, tức là bước qua giai đoạn dậy thì, tuy nhiên có người có sớm hơn và cũng có người có muộn hơn. Theo đó, chu kỳ kinh nguyệt sẽ kết thúc khi nữ giới không còn đảm nhận được khả năng sinh sản, sự suy yếu chức năng ở buồng trứng khiến cho trứng không rụng nữa sẽ không gây ra hiện tượng chảy máu kinh, cũng tức là kinh nguyệt kết thúc, đó là lúc nữ giới đạt khoảng 40 – 50 tuổi, còn được gọi là giai đoạn mãn kinh.

  Về cơ chế thụ tinh và làm tổ của hợp tử ở tử cung, lúc này trứng ở buồng trứng chín và rụng được vòi dẫn trứng hứng lấy và đưa đến ống dẫn trứng để chờ tinh trùng.

Nếu có thai thì có kinh nguyệt không bác sĩ?

Nếu có thai thì có kinh nguyệt không bác sĩ?

  ✎ Trường hợp 1 – Trứng không gặp tinh trùng

  Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt trứng sẽ rụng một lần, vào khoảng 14 – 16 ngày từ khi hết máu kinh của chu kỳ đó. Như vậy, mỗi tháng trứng đều chín và rụng, sau khi trứng rụng hoàng thể tiết ra hormon estrogen và progesteron khiến cho lớp niêm mạc tử cung dày lên, làm tăng sinh các tuyến tiết chất nhầy. Điều này có thể được gọi là sự “lót ổ” để hợp tử bám vào và phát triển thành phôi thai, bào thai rồi thai nhi.

  Nhưng nếu trong một khoảng thời gian nhất định, trứng không gặp tinh trùng và không xảy ra hiện tượng thụ tinh, hoàng thể sẽ bị thoái hóa và tiêu biến, lúc này hàm lượng hormon estrogen và progesteron suy giảm đột ngột, protaglandin được tiết ra làm tử cung co thắt và làm bong tróc lớp niêm mạc này, cùng với chất nhầy nội mạc và máu ở tĩnh mạch nội mạc bị tống ra ngoài thành máu kinh.

  ✎ Trường hợp 2 – Trứng gặp tinh trùng và thụ tinh

  Nếu sau khi trứng rụng và có sự thụ tinh xảy ra thì lúc này tế bào hợp tử (trứng và tinh trùng) sẽ tiết ra hormon HCG giúp duy trì hàm lượng estrogen và progesteron giữ cho niêm mạc tử cung luôn dầy và tử cung không bị co thắt, do đó mà không có hiện tượng kinh nguyệt khi mang thai.

  Đến đây, chúng ta có thể kết luận rằng nếu có thai thì không có kinh nguyệt. Song, có một số trường hợp được chẩn đoán là mang thai 1 tháng nhưng vẫn có hiện tượng chảy máu âm đạo.

  Đó không thể gọi là kinh nguyệt được, mà đó chính là máu báo thai hay còn được gọi là máu báo hỷ.

Nếu mang thai thì không có hiện tượng kinh nguyệt

Nếu mang thai thì không có hiện tượng kinh nguyệt

  Khoảng từ 5 – 7 ngày sau khi thụ tinh thành công, hợp tử đã di chuyển và ở yên trong buồng tử cung để làm tổ, sự bám vào thành niêm mạc tử cung của hợp tử khiến cho tử cung chịu tác động bất ngờ và gây xuất huyết nên nhiều người tưởng lầm đây là máu kinh.

  Tuy nhiên, nếu như chú ý hơn, bạn có thể phân biệt được đâu là máu kinh, đâu là máu báo thai.

  ✤ Máu kinh: có màu đỏ sẫm đến nâu đen, có chất nhầy, có lợn cợn (niêm mạc tử cung), có cục máu đông và thường kéo dài trong 3 – 5 ngày, với lượng máu tăng dần ở ngày đầu tiên và giảm dần ở ngày cuối.

  Nếu là máu kinh thì cơ thể bạn cũng có những triệu chứng khi hành kinh như đau âm ĩ vùng bụng (do tử cung co bóp), hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, đau mỏi lưng, v.v….

  ✤ Máu báo thai: có màu đỏ nhạt đến hồng, rất ít chất nhầy, không có lợn cợn và cũng không có cục máu đông. Nếu là máu báo thai thì số lượng máu ra sẽ ít hơn, có thể chỉ trong 1 – 2 ngày.

  Đi kèm với máu báo thai là những thay đổi đáng kể ở cơ thể của bạn như thèm ăn hoặc kén ăn, buồn nôn khi gặp mùi tanh của thực phẩm, cảm giác căng tức ở ngực do tuyến vú phát triển, nhũ hoa sẫm màu, v.v….

Phân biệt máu báo thai và kinh nguyệt

Phân biệt máu báo thai và kinh nguyệt

  Dựa vào sự khác nhau của máu kinh và máu báo thai trên đây có thể giúp bạn dễ dàng phân biệt được mình có mang thai hay không.

  Để chính xác hơn, bạn có thể dùng que thử thai hoặc đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra. Đồng thời cũng để chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe, tinh thần lẫn vật chất trong suốt giai đoạn thai kỳ.

  Nhưng nếu như trong thời gian mang thai có kinh nguyệt thì bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân, vì đây là dấu hiệu cho thấy bạn bị động thai hoặc cơ quan bên trong gặp phải sự tổn thương nào đó.

Kiểm tra mang thai chính xác tại phòng khám Đa Khoa TPHCM

  Để không còn băn khoăn với câu hỏi nếu có thai thì có kinh nguyệt không, bạn hãy đến phòng khám Đa Khoa TPHCM để được thăm khám trực tiếp và xác định kết quả chính xác nhất.

  Trong trường hợp bạn thực sự mang thai thì việc này càng cần thiết hơn bởi những tháng đầu của thai kỳ là cực kỳ quan trọng cho sự hình thành và phát triển bình thường của bào thai.

  Tại phòng khám Đa Khoa TPHCM có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, công tác lâu năm trong nghề, có hệ thống thiết bị y tế hiện đại đạt chuẩn sẽ giúp bạn xác định chính xác mình có mang thai hay không và cho những lời khuyên bổ ích trong việc chăm lo sức khỏe giai đoạn thai kỳ.

Kiểm tra mang thai chính xác tại phòng khám Đa Khoa TPHCM

  Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề nếu mang thai thì có kinh nguyệt không, bạn đừng ngần ngại:

   Gọi điện đến số HOTLINE MIỄN PHÍ của phòng khám.

   Nhấp vào KHUNG CHAT tư vấn bên dưới.

  Chúc bạn vui khỏe!

  >>> Xem thêm:

  Thử que 2 vạch có chắc chắn mang thai không

  Chi phí xét nghiệm máu để biết có thai bao nhiêu tiền 2019

  Không có kinh nguyệt có mang thai được không?