Những dấu hiệu mẹ bầu bị đa ối và cách xử trí giúp thai kỳ an toàn

Được đăng bởi :

1. Đa ối là gì?

Đa ối xuất hiện càng sớm trong thai kỳ và lượng dịch ối càng cao thì nguy cơ biến chứng càng tăng.

Đa ối chỉ xảy ra ở khoảng 1% trường hợp mang thai. Mức nước ối bình thường nằm trong khoảng từ 5 đến 24 cm, hoặc khoảng 800 đến 1000 ml. Tuy nhiên, tùy vào mỗi giai đoạn cụ thể của thai kỳ mà lượng nước ối có thể tăng, giảm khác nhau. Khi sự cân bằng lượng nước ối bị xáo trộn, lượng nước ối có thể lên đến 2000ml, thậm chí có thai phụ còn có tới 3000 ml. Đây là tình trạng đa ối nặng vì nếu nước ối trong bụng mẹ quá nhiều sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

2. Triệu chứng đa ối

Đa ối cấp tính:

Hiện tượng đa ối cấp thường kéo dài trong vài giờ đồng hồ, xảy ra ở tuần thứ 16 – 20 của thai kỳ. Lượng nước ối tăng nhanh đột biến khiến tử cung bị phình to, chèn ép lên cơ hoành mẹ bầu. Thai phụ có thể gặp những triệu chứng trầm trọng hoặc xuất hiện các cơn gò chuyển dạ sớm trước tuần 28. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý các biểu hiện sau:

  • Bụng căng cứng, to nhanh.
  • Tử cung căng cứng, đau.
  • Không sờ được các bộ phận của thai nhi trong bụng hoặc có dấu hiệu “cục đá nổi”.
  • Khó nghe tim thai.
  • Cổ tử cung mở, đầu ối và phần dưới của âm đạo bị căng phồng.
  • Giãn tĩnh mạch, phù chân
  • Khó thở khi mang thai, suy hô hấp.
  • Hay đau trằn bụng, dễ bị buồn nôn, đau thượng vị.

Đa ối mạn tính:

Đa ối mạn tính là tình trạng 95% mẹ bầu gặp phải và thường diễn ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, nên tiến hành thăm khám khi cảm thấy:

  • Tử cung mẹ lớn hơn so với độ tuổi thai.
  • Xuất hiện dấu hiệu “sóng vỗ”.
  • Có dấu hiệu “cục đá nổi” khi ấn vào bụng, khó xác định các cực của thai nhi.
  • Phần dưới âm đạo bị căng phồng.

3. Chẩn đoán đa ối

Khi đi khám thai nếu bác sĩ nghi ngờ đa ối, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nhằm xác định xem mẹ bầu có mắc bệnh này hay không và nếu có thì lượng nước ối nhiều có đáng lo ngại hay không. Có hai cách để đo hoặc định lượng lượng nước ối trong cơ thể mẹ bầu: Cách thứ nhất được gọi là chỉ số nước ối (AFI). Phép đo thứ hai được gọi là túi sâu nhất (SDP). Các xét nghiệm đa ối không gây đau đớn, không xâm lấn và an toàn cho cả thai phụ và thai nhi.

Chỉ số nước ối (API):

Bác sĩ sẽ đo lượng chất lỏng để đánh giá mức chất lỏng trong bốn góc phần tư của tử cung, trước khi cộng chúng lại với nhau và chia cho bốn. Mức nước ối bình thường là từ 5 đến 25 cm. Nếu nước ối của cao hơn mức đó thì được coi là đa ối.

Túi đơn sâu nhất (SDP):

Trong phương pháp này, sẽ chọn đo túi nước ối sâu nhất trong tử cung và đo lường. Mức bình thường là từ 2 đến 8 cm nếu lượng nước ối vượt quá 8 cm được chẩn đoán là đa ối.

Tuy nhiên, thông thường, tình trạng này không gây ra nhiều rắc rối, đặc biệt là trong giai đoạn sau của thai kỳ. Hầu hết mẹ bầu bị đa ối sẽ không gặp vấn đề gì đáng kể.

4. Nguyên nhân đa ối

Mẹ bầu cần nhận biết dấu hiệu nghi ngờ nước ối ít

Đôi khi, các bác sĩ thậm chí không biết nguyên nhân gây ra tình trạng đa ối, có khoảng ⅔ trường hợp đa ối không tìm thấy nguyên nhân, ⅓ còn lại đa ối có thể do các nguyên nhân sau:

Dị tật bẩm sinh: Hở hàm ếch, hẹp môn vị và các dị tật khác đặc biệt là những dị tật liên quan đến khả năng nuốt, ảnh hưởng đến chức năng thận của thai nhi.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ: Đa ối được phát hiện trong 10% thai phụ mắc đái tháo đường do không kiểm soát tốt lượng đường huyết, thai nhi tiểu nhiều hơn bình thường. Vì vậy kiểm soát tốt đường huyết sẽ giúp cho lượng nước ối ở mức sinh lý bình thường.

Rh không tương thích, hoặc sự không phù hợp giữa máu của mẹ và máu của thai nhi.

Hội chứng truyền máu song sinh, xảy ra khi một thai sinh đôi giống hệt nhau nhận quá nhiều máu và thai kia nhận quá ít.

Rau thai bất thường, u mạch máu màng đệm có thể dẫn đến suy tim thai và gây nên tình trạng đa ối.

Viêm nội mạc tử cung, phù rau thai… cũng gây đa ối.

5. Biến chứng đa ối

Quá nhiều nước ối có liên quan đến việc tăng nguy cơ thai chết lưu, trong các trường hợp mang thai có mức nước ối bình thường, cứ 1.000 trẻ thì có 2 trẻ chết lưu còn với chứng đa ối, tỷ lệ là 4/1.000.

Đa ối làm tăng nguy cơ vỡ ối sớm hoặc sinh non. Hơn nữa, thay vì ở tư thế cuối thai kỳ, đầu thai nhi cúi xuống, sẵn sàng chào đời bình thường thi đa ối làm tăng nguy cơ đối với ngôi mông hoặc ngôi ngang.

Một biến chứng nguy hiểm khác có nguy cơ xảy ra khi chuyển dạ là sa dây rốn, dây rốn có thể bị chèn ép hoặc đẩy ra trước em bé. Quá nhiều nước ối còn dễ dẫn đến bong nhau thai, nghĩa là nhau thai có thể tách ra trước khi em bé chào đời và làm tăng nguy cơ xuất huyết sau sinh do tử cung bị chèn ép bởi lượng nước ối lớn và không thể co lại hoàn toàn như bình thường.

6. Điều trị và phòng ngừa đa ối

Đa ối có phải là nguyên nhân gây lo ngại cho mẹ bầu không? - Ảnh 4.

Đa ối là một biến chứng thai kỳ nguy hiểm vì thế thai phụ cần khám thai định kỳ đều đặn.

Sau khi chẩn đoán đa ối, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu khám bổ sung và siêu âm để kiểm tra thai nhi. Việc xử trí được xác định dựa trên trường hợp cơ bản, giai đoạn mang thai và mức độ nghiêm trọng của chứng đa ối, kiểm tra biểu đồ tăng trưởng của thai. Tùy theo kết quả xét nghiệm mà bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cho thai nhi.

Nếu tình trạng đa ối có kết quả của bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ cần quản lý lượng đường trong máu mẹ bầu một cách thích hợp bằng thay đổi chế độ ăn uống và thuốc men.

Một số thai phụ sẽ được chỉ định dùng thuốc trưởng thành phổi để tránh nguy cơ sinh non. Nếu các triệu chứng đa ối cấp ảnh hưởng tính mạng, bác sĩ sẽ tiến hành hút bớt nước ối, thủ thuật này thường an toàn với tỷ lệ biến chứng thấp.

Để tránh đa ối, thai phụ cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, uống nước vừa đủ, giảm lượng muối trong khẩu phần ăn và chú ý dành nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giãn trong suốt thai kỳ, không nên làm việc quá sức.

Khám thai định kỳ đều đặn, làm các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh theo chỉ định của bác sĩ nhằm phát hiện các dị tật có nguy cơ gây nên đa ối.

https://www.facebook.com/phongmach24h/