Các biện pháp khắc phục tại nhà khi bị viêm xoang trong thai kỳ

Được đăng bởi :

https://phanhoi.thanhhoa.gov.vn/api/get-files/top-10-dia-chi-cat-bao-quy-dau-uy-tin-tai-tpchm_1679718877687.pdf

https://phanhoi.thanhhoa.gov.vn/api/get-files/Cay-toc-tai-ha-noi_1679794444174.pdf

https://phanhoi.thanhhoa.gov.vn/api/get-files/top-10-dia-chi-kham-phu-khoa-tai-tphcm_1679794965493.pdf

1. Các triệu chứng viêm xoang khi mang thai là gì?
Các triệu chứng viêm xoang của thai phụ biểu hiện giống như bất kỳ ai. Điều khó khăn khi đối phó với viêm xoang khi mang thai là tìm hiểu xem các triệu chứng có liên quan đến thai kỳ hay là các vấn đề về xoang. Ngoài tất cả các bộ phận khác của cơ thể bà bầu bị ảnh hưởng, việc mang thai cũng có thể khiến dễ bị viêm mũi hơn.

Nếu đang mang thai và có các triệu chứng như chảy nước mũi, nước mũi màu vàng hoặc hơi xanh, khó thở bằng mũi; Đau và áp lực xung quanh khuôn mặt, đặc biệt là xung quanh má và mắt, ho nặng; Giảm khứu giác hoặc vị giác, đau tai, nhức đầu, đau họng, mệt mỏi… rất có thể đang bị viêm xoang.

Lựa chọn điều trị tốt nhất cho viêm xoang khi mang thai – Ảnh 2.
Viêm xoang dễ gây đau nhức đầu.

2. Điều gì gây ra viêm xoang?
Các triệu chứng của nhiễm trùng xoang có thể giống các tình trạng khác như dị ứng và cảm lạnh thông thường. Nhiễm trùng cấp tính có thể kéo dài đến 4 tuần. Nhiễm trùng mạn tính có thể kéo dài hơn 12 tuần. Viêm xoang khi mang thai có thể do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm.

Trong một số trường hợp, nhiễm trùng xoang là một biến chứng của cảm lạnh thông thường. Cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng xoang cao hơn nếu bị dị ứng. Trong cả hai trường hợp, chất nhầy có thể chặn các hốc xoang và dẫn đến sưng và viêm. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng.

8 điều cần tránh khi mang thai
ĐỌC NGAY
Khi các triệu chứng này kéo dài hơn một tuần đến 10 ngày mà không có bất kỳ cải thiện nào, thì đó có thể là nhiễm trùng do vi khuẩn chứ không phải do virus. Trong trường hợp đó, thai phụ có thể cần được kê đơn thuốc kháng sinh, vì vậy hãy đi khám nếu các triệu chứng của bà bầu xấu đi.

3. Các biện pháp khắc phục tại nhà
Các loại thuốc như thuốc giảm ho, thuốc giảm đau và thuốc thông mũi có thể làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng. Nhưng nếu bà bầu muốn tránh sử dụng thuốc trong khi mang thai, có thể điều trị các triệu chứng bằng các biện pháp khắc phục tại nhà:

Tăng lượng nước uống vào có thể làm dịu cơn đau họng, làm loãng dịch nhầy và thông mũi
Bổ sung vitamin C vào chế độ ăn, uống như trái cây tươi (cam, quýt, việt quất…) rau xanh… để tăng sức đề kháng.
Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi hằng ngày
Chạy máy tạo độ ẩm vào ban đêm để giữ cho mũi thông thoáng.
Kê cao đầu khi ngủ, điều này ngăn chất nhầy tích tụ trong xoang vào ban đêm.
Sử dụng máy hơi nước để giúp làm lỏng chất nhầy.
Súc miệng bằng nước muối ấm để làm dịu cơn đau họng, hoặc ngậm viên ngậm.
Nghỉ ngơi có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp bạn chống lại nhiễm trùng.
Nếu bị đau vùng mặt hoặc đau đầu do viêm xoang, hãy giảm đau bằng cách chườm túi chườm nóng hoặc lạnh lên trán hoặc xoa bóp nhẹ vùng trán. Tắm nước ấm cũng có thể giúp giảm đau đầu do xoang. Chú ý tránh tắm nước quá nóng khi mang thai.

Lựa chọn điều trị tốt nhất cho viêm xoang khi mang thai – Ảnh 4.
Bổ sung nước, đặc biệt là vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

4. Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Nhiễm trùng xoang nhẹ có thể tự khỏi khi điều trị tại nhà, thường khỏi trong vòng hai tuần, nhưng hãy gặp bác sĩ nếu các triệu chứng không được cải thiện hoặc trở nên nặng hơn khi dùng thuốc không kê đơn, đặc biệt nếu bà bầu bị sốt, thay đổi thị lực hoặc đau tai hoặc cổ họng.

Đi khám bác sĩ nếu thai phụ bị sốt cao hơn trên 38°C hoặc nếu bắt đầu ho ra chất nhầy màu xanh lá cây, màu vàng hoặc có dấu hiệu bị nhiễm trùng xoang tái phát.

Nếu không điều trị, nhiễm trùng xoang nặng dần sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng, chẳng hạn như viêm màng não. Nhiễm trùng không được điều trị có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như xương, mắt, da, và cũng có thể ảnh hưởng đến khứu giác.